Thứ Bảy, 10 tháng 7, 2010

Tôn Thất Thiều





Vịnh Hạng Vũ

Cập thức bại vong phi chiến tội
Không lao trí lực dữ thiên thanh
Cổ kim vô ná anh hùng lệ
Phong vũ không văn sất sá thanh

                           Nguyễn Du





Thứ Năm, 17 tháng 6, 2010

Trần Hoan Trinh

Trên Chuyến Tầu SàiGòn, HàNội
Trần Hoan Trinh

Ta lên chuyến tàu Sài Gòn Hà Nội
Túi đàn túi thơ ba lô khoác vai
Ðưa tay vẫy phố phường đô hội
Ðêm Sài Gòn buồn theo mắt ai

Thứ Tư, 28 tháng 4, 2010

Phiếm Luận về Lời Ca Trịnh Công Sơn – Phần Hai


Phiếm Luận về Lời Ca Trịnh Công Sơn – Phần Hai:

CHỦ ĐỀ VÀ TRIẾT LÝ TRONG LỜI CA TRỊNH CÔNG SƠN

A)-CHỦ ĐỀ:

Trịnh Công Sơn đã sáng tác hơn 600 tác phẩm, có thể được phân loại dưới 3 đề mục chính: Tình yêu - Thân phận - Quê hương.

I)-Tình yêu:

Tình yêu là một chủ đề lớn của Trịnh Công Sơn. Như nhiều nhạc sĩ khác, tình yêu trong nhạc Trịnh Công Sơn là cuộc tình nam nữ mong manh, cô đơn trong hiện tại và luôn tiếc nuối cái đẹp đã qua.

Thứ Hai, 26 tháng 4, 2010

Tuổi Xuân - Chuyển ngữ


Thanh xuân không phải một thời,
Mà là tâm tưởng một đời vui tươi,
Chẳng là mắt gọi môi mời
Đôi chân nai nhỏ yêu đời tự do!



Thứ Năm, 22 tháng 4, 2010

tôn thất thiều

            Nếu không em



                                                                (thương tặng Hạnh Nhơn)



Nếu không em, trăng không nhìn ngấn nước
Lá không vàng và thu tới không haỵ
Thời gian qua mà không tưởng đêm ngày
Hoa không nở, chim về không tổ ấm.

Chủ Nhật, 11 tháng 4, 2010

Phiếm Luân về Lời Ca Trịnh Công Sơn - Phần Một



PHẦN MỘT : 
Trịnh Công Sơn, HỌA SĨ CỦA THI CA 

trần minh khải



Nghe nhạc Trịnh Công Sơn là đi vào thế giới của ông, một thế giới đặc thù riêng tư, thơ mông, giản dị nhưng phức tạp; thực tế nhưng trừu tượng. Điều lạ lùng là mọi người đều tìm thấy tâm tư mình trong đó. Có một điểm chung nào đó giữa Trịnh Công Sơn và người thưởng ngọan khiến nhiều người yêu thích nhạc Trịnh Công Sơn ?. Dĩ nhiên không phải tất cả mọi người đều thích nhạc Trịnh Công Sơn, chỉ ở tầng lớp nào đó như sinh viên, học sinh  hay lứa tuổi thanh niên còn vương vấn với học đường. Ông nổi tiếng đặc biệt do lời ca. Lời ca của ông xuất phát một cách giản dị, tự nhiên, dễ dàng và tiếng Việt dưới ngọn bút của ông như được mặc vào bộ áo quần mới, vì ngay cả những chữ rất cũ cũng có ý mới.

Thứ Bảy, 27 tháng 3, 2010

Phiếm luận về Tôn Ngộ-Không


trần minh khải 
Người VN cở tuổi 40 trở lên thì hầu như không ai là không biết truyện Tây Du Ký (Journey to West), tức là chuyên Đường Tăng Tam Tạng (Tripitaka) đi về hướng tây bên nước Ấn Độ thỉnh kinh của Ngô thừa Ân (Wu Cheng-en (1500-1581). Tây Du Ký ra đời vào thế kỷ 16).
Cùng với Thủy Hử (The Water Margins), Hồng Lâu Mộng (Dream of the Red Mansion) và Tam quốc Chí (Romance of Three Kingdoms) thì Tây Du Ký là một trong 4 bộ truyện lớn của Trung Quốc. Nhưng có lẽ Tây Du Ký được phổ biến rộng rãi hơn hết nhờ vào tính chất thần thọai, hoang đường, dí dỏm, phật pháp của câu chuyện. Truyện kể lại từ lúc bắt đầu lên đường đi thỉnh kinh ở Tràng An (Trung Quốc) cho tới lúc thỉnh được kinh trở về, kể lại những trắc trở trên đường đi, phải đối phó với thời tiết, đói khổ, ma quái quyến rũ hay yêu tinh tấn công dọc đường hay sự nản lòng của chính mình .
…Bốn thấy trò và một ngựa ngày đêm vượt rừng trèo núi, gặp yêu dẹp yêu, gặp phước làm phước, gian nan không sờn, tử sanh chẳng nệ, trải qua tám mươi mốt nạn lớn, nào là Bàn Ty động quyến rũ, nào là Hỏa diệm sơn đỏ hực, Tiểu lôi kinh khủng v..v... mới đến được Tây phương. Trong truyện vì việc làm của Tam Tạng là khó, không ai làm được, nên muốn cho dân chúng dễ tin, phải thêm thắt và thi vị hóa cuộc hành trình bằng bao nhiêu yêu tinh đón đường, lớp đòi ăn thịt Đường Tăng, lớp cám dỗ... Thực sự, Tây du diễn nghĩa là một bộ truyện thần thoại, hầu hết sự kiện, tình tiết đều là bịa đặt.“ (Vương-Hồng-Sển - Thú Xem Chuyện Tàu).

Thứ Năm, 25 tháng 3, 2010

Thơ Đạo


Tâm Nguyên
(Tôn Thất Đào)


Vô Thường

Thân mỏng mảnh nổi trôi giòng mộng ảo,
Ý đam mê đeo đẳng kiếp luân hồi.
Ánh chân tâm xua đuổi bóng vô thường,
Hòa lẫn với Chân Như chung một khối.


Thứ Ba, 23 tháng 3, 2010

Bên Bờ Sông Hương


Tôi tự Thăng long về
Đứng bên giòng sông cũ
Điệu hò đưa tư lự
Chập chờn như đứng giữa trời mê

Thứ Hai, 22 tháng 3, 2010

Những cổ quan tài của Tĩnh Tâm


Những Cỗ Quan Tài Của Tĩnh Tâm
Tác giả :Dương Như Nguyện

Đau đớn thay phận đàn bà.....
Nguyễn Du
 



Người đàn bà đẹp đầu tiên tôi gặp trong đời là bà ngoại tôi. Khi tôi có trí khôn thì bà ngoại tôi đã ngoài sáu mươi tuổi. Ở tuổi đó, người bà vẫn thẳng, tóc dài gần chấm đất, tuy đã muối tiêu nhưng vẫn còn óng ả, lướt thướt. Bà có chiếc mũi dọc dừa, gò má cao, cặp môi mỏng và cong, rất hiếm thấy trên những khuôn mặt phụ nữ thuần túy Việt Nam.
Bà ngoại tôi pháp danh là Tĩnh Tâm. Tên thật của bà là Hương Quế. Xứ Huế đã đặt cho đàn bà những cái tên đẹp lạ lùng: Dạ Khê, Tiểu Bích, Tú Thiềm, Phiến Tuyết, vân vân.





Thứ Sáu, 19 tháng 3, 2010

Chiếc Phong Cầm Của Bố Tôi

Dương Như Nguyện
Chiếc Phong Cầm Của Bố Tôi

Thay lời tựa:
Tôi yêu lắm cái linh hồn,
Gọi là tinh thần luân lý giáo khoa thư
Vất vưởng theo bước chân người Việt Nam tị nạn
Tôi luôn tìm chỗ nương náu
Cho cái linh hồn mờ phai ấy
Trong xã hội nhiễu nhương này
Hôm qua, hôm nay, ngày mai, và nhiều ngày sau nữa.
Tôi đã bắt đầu và tiếp tục cuộc hành trình.
Vào nước Mỹ thênh thang

Tôi đi,
Nương theo linh hồn luân lí giáo khoa thư của Việt Nam nhỏ bé
Đi mà nhớ mãi,
Tiếng đàn của một ông giáo,
Ôi tiếng Phong Cầm của Bố Tôi.



Cánh Chim Thế Hệ

Tôi có học Quốc Văn với anh Quán năm Đệ Ngũ trung học (Lớp 8 bây giờ). Anh Quán rất đưọc học sinh thương mến và anh cũng rất thương học sinh. Hồi đó, tôi di bộ đến trường, thường gặp anh Quán, cũng đi bộ đến dạy. Thầy trò cùng đi ra cửa Thượng Tứ đến trường Việt Anh, nói chuyện với nhau rất vui, như hai anh em, chứ không xa cách và nghiêm khắc như mấy ông thầy khác.
Tôi còn nhớ bài thơ "Cánh Chim Thế Hệ" của anh Quán tặng cho lũ học sinh lớp tôi hồi đó.


Cánh Chim Thế Hệ

Các em những cánh chim xanh
Bay trong thế kỷ thành hình chim vui 
Môi em là sáng mặt trời
Mắt em là cả một đời nắng reo

Thứ Năm, 18 tháng 3, 2010

Tôi vẫn đợi




Tôi Vẫn Đi

Tôi vẫn đợi những ngày xưa âm hưởng,
Tháng năm dài hun hút uống thời gian;
Mà cách biệt chìm sâu trong lý tưởng,
Ôi rừng xanh, ôi đất đỏ mây ngàn.



Thơ họ Hoàng



Vịnh Hai Bà Trưng

Tượng đá trời Nam trải tuyết sương,
Ngàn năm công đức nhớ Trương Vương.

Thứ Hai, 8 tháng 3, 2010

HOÀNG SA - TÂY SA


Vài dữ kiện quan trọng về

HOÀNG SA - TÂY SA

                                                    Do Tôn Thất Thiện sưu khảo
Quần đảo Hoàng Sa.

Ai nghiên cứu/bàn về Hoàng Sa, Tây Sa nên ghi mấy dữ kiện sau đây. Những dữ kiện này chứng minh hết sức rõ ràng rằng : về pháp lý, hành chánh, thực sự, Hoàng Sa và Tây Sa thuộc về Việt Nam từ thế kỷ VXII, ngay từ thời các Chúa Nguyễn.

Thứ Ba, 2 tháng 3, 2010

dịch thơ Nguyễn Trung Trực

Nhà lãnh đạo cuộc khởi nghiã chống Pháp tại Kiên Giang. Hưởng ứng lời kêu gọi Cần Vương cuả vua Tự Đức vào năm 1861, Nguyễn Trung Trực chiêu mộ nông dân nổi lên đánh phá các đồn bót cuả Pháp tại Tân An. Về sau người Pháp bắt giữ Thân Mẫu cuả Nguyễn Trung Trực và đòi đem ra chém đầu, Nguyễn Trung Trực phải giải tán nghiã quân rồi tự mình ra nạp mạng cho Pháp. Người Pháp đưa ông về Sàigòn.
Nguyễn Trung Trực lãnh án tử hình vào ngày 27-10-1868 và bị đem hành quyết tại Rạch Giá.
Trước khi chết ông đã làm một bài thơ tuyệt mệnh lời lẽ khí khái và thống thiết như sau:


dịch thơ Trần Cao Vân

Trần Cao Vân sinh năm 1866 tại phủ Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, là một trong những ngừơi cầm đầu cuộc khởi nghĩa tại Trung Việt, do Việt Nam Quang Phục Hội chủ xướng thời Pháp thuộc. Tuy là một nhà cách mạng, Trần Cao Vân rất nỗi tiếng về văn chương thi phú. Năm 1916 Trần cao Vân và Thái Phiên giả làm người đi câu, đến tìm gặp vua Duy Tân trên Ngự Hà và hoạch định chương trình cứu quốc. Cuộc khởi nghĩa ngày 3 tháng 5 năm 1916 bị bại lô.
Ngày 17 tháng 5 năm 1916, Trần Cao Vân, Thái Phiên, Phan Hữu Khánh và mấy người lính hầu vua Duy Tân bị xử chém tai An Hòa, Huế .

Bút Vàng

Thương tặng anh Tôn Thất Trình
nhận được giải thưởng Bút Vàng

Vạch bút trời Nam trải bốn phương
Gieo mầm sở học đến quê hương.

Thơ Tặng

Tặng Anh Trình
Thanksgiving 2007

Ba hai (32) năm chẵn sống quê người
Vẫn một tình yêu nước đấy thôi

Thứ Hai, 1 tháng 3, 2010

Họa Thơ TT Diem

NỖI LÒNG

Gươm đàn nửa gánh, quẩy sang sông,
Hỏi bến: thuyền không, lái cũng không

Nỗi Lòng Tô Huệ

Ðiều Bí Ẩn Trong Bài Chức Cẩm Hồi Văn
Của Tô Huệ Cách Đây Hơ2000 Năm
Tô Huệ sống vào đời nhà Tần, có chồng là Ðậu Thao đi thú phương xa. Lâu ngày nhớ chồng, nàng làm một bài thơ, thêu lên bức gấm, dâng vua để xin cho chồng về. Bài thơ không viết từ trên xuống dưới, từ phải sang trái như lối thông thường mà bố trí thành 32 ô vuông, đặt tréo . Trong 32 ô vuông có 33 chữ lớn, còn các chữ nhỏ thì thêu ở cạnh các ô vuông .
Vua không đọc được. Quần thần và các bậc thức giả thời bấy giờ cũng không đọc được bức gấm thêu chữ này , không hiểu ý nghĩa của nó ra sao nên phải triệu tác giả đến đọc cho vua nghe. Vua nghe thơ hay, thấy lạ, cảm tấm lòng của nàng chinh phụ thương chồng, lại phục tài nữ công của nàng nên tha cho Ðậu Thao trở về. 
Dưới đây là phần phiên âm :