Chủ Nhật, 11 tháng 4, 2010

Phiếm Luân về Lời Ca Trịnh Công Sơn - Phần Một



PHẦN MỘT : 
Trịnh Công Sơn, HỌA SĨ CỦA THI CA 

trần minh khải



Nghe nhạc Trịnh Công Sơn là đi vào thế giới của ông, một thế giới đặc thù riêng tư, thơ mông, giản dị nhưng phức tạp; thực tế nhưng trừu tượng. Điều lạ lùng là mọi người đều tìm thấy tâm tư mình trong đó. Có một điểm chung nào đó giữa Trịnh Công Sơn và người thưởng ngọan khiến nhiều người yêu thích nhạc Trịnh Công Sơn ?. Dĩ nhiên không phải tất cả mọi người đều thích nhạc Trịnh Công Sơn, chỉ ở tầng lớp nào đó như sinh viên, học sinh  hay lứa tuổi thanh niên còn vương vấn với học đường. Ông nổi tiếng đặc biệt do lời ca. Lời ca của ông xuất phát một cách giản dị, tự nhiên, dễ dàng và tiếng Việt dưới ngọn bút của ông như được mặc vào bộ áo quần mới, vì ngay cả những chữ rất cũ cũng có ý mới.


A)-HÌNH THỨC DIỄN TẢ:

1)-So sánh:


So sánh là hình thức thông dụng trong văn thơ, các tác giả thường mượn hình thức này để nói lên tâm trạng của mình.
Thí dụ câu thơ sau đây của Tản Đà :
vèo trông lá rụng đầy sân
công danh phú quý có ngần ấy thôi

Tản Đà nhìn lá thu rụng rồi ví von lá rụng như là công danh phú quý trên đời sống này, tức là đi từ cái cụ thể, cái thực tế qua cái trừu tượng.
Trong lời ca TCS thì đầy rẫy những so sánh như thế:
Tình như lá bỗng vàng bỗng xanh
(Tạ ơn)

Đời ta có khi tựa lá cỏ, ngồi ca hát rất tự do
(Đêm Thấy ta là thác đổ)

Lá khô vì đợi chờ.
Cũng như đời người mãi âm u
(Như Cánh Vạc Bay)

Nắng có hồng bằng đôi môi em
Mưa có buồn bằng đôi mắt em
(Như cánh Vạc bay)

Từng câu nói từng cánh buồm giong cuối trời.
(Cỏ Xót Xa Đưa)

Có người lòng như khăn mới thêu.
Có người lòng như nắng qua đèo
Tóc người như dòng sông xưa ấy đã phai,
(Có 1 dòng sông đã qua đời)

Đại bác nghe quen như câu dạo buồn
(Đại Bác Ru Đêm)

2)-Nhân cách hóa:
Một đặc tính khác bàng bạc trong lời ca TCS là tính Nhân cách hóa nghĩa là các đối tượng có cá tính của con người, biết hát, biết nói, biết buồn, biết thương nhớ …. Điều này khiến ta nghĩ ngay rằng vì TCS là một họa sĩ nên ông đã áp dụng nhiều các kỹ thuật của tranh lập thể, siêu thực, trừu tượng mà chúng ta thường thấy trong những bức tranh, chim biết nói, hoa biết cười…
Trăm năm ở đậu ngàn năm
Đêm tối ở trọ chung quanh nỗi buồn
(Ở Trọ)

Tóc em cười trong gió...
(Yêu dấu tan theo)


Suối đón từng bàn chân em qua.
hát từ bàn tay thơm tho.
Gió sẽ mừng vì tóc em bay
Cho mây hờn ngủ quên trên vai
(Như Cánh Vạc Bay)

Những giọt mưa, Những nụ hoa
Hẹn hò gặp nhau trước sân nhà
(Bốn Mùa Thay Lá)

Ngày mai em đi,
đồi núi nghiêng nghiêng đợi chờ,
sỏi đá trông em từng giờ...
(Biển nhớ).

3)-Pha trôn giữa Cụ Thể và Trừu Tượng, Thực Tế và Tưởng Tượng:
Trong lời ca TCS thực tế và hư ảo thường đi đôi, không có biên giới rõ rệt khiến người nghe phải xử dụng nhiều tưởng tượng để đi vào thế giới của ông. Ông không xử dụng tất cả đều là trừu tượng hay tất cả đề là thực tế mà pha trộn lẫn nhau một cách hài hòa và bất ngờ.
- Lùa nắng cho buồn vào tóc em
(Nắng Thủy Tinh).

-Có sợi tóc nào bay trong trí nhớ  nhỏ nhoi

(Ru Ta ngậm Ngùi)

-Làm sao em biết bia đá không đau
(Diễm Xưa)

Rồi từ nay em gọi
Tình yêu dấu chim bay
Gọi thân hao gầy
Gọi buồn ngất ngây
(Gọi Tên Bốn Mùa)

Ngón tay em dài nên mãi ru thêm ngàn năm
(Ru mãi ngàn năm)

Người phu quét lá bên đường
quét cả nắng hồng quét hạ buồn tênh...
Người phu quét lá dưới nguồn
quét cả gió nồm quét cả mùa đông
(Góp lá mùa xuân)


4)-Kỹ thuật hội họa:
Trong các bức tranh lập thể, siêu thực hay trừu tượng, ta thường thấy chẳng hạn có tiếng chim hót trong đầu một người nữ hay là tóc dài bỗng trở nên dòng suối, bàn tay bao la rộng rãi của rừng hoang ….Đó là những nét mà các họa sĩ thường đưa vào đối tượng những sự tưởng tượng phong phú của mình để gây sự chú tâm đặc biệt. Hoặc ngay cả trong các bức hí họa, các họa sĩ thường phóng đại các bộ phận trong người để nhấn mạnh vào một đặc tính nào đó. Trong lời ca TCS ta thấy không thiếu những kỹ thuật này.

Một bờ môi thơm, một hồn giấy mới

(Đóa Hoa Vô Thường) 
nếu không là họa sĩ thì không nghĩ đến hồn giấy mới này.

Mặt đất bao la, anh em ta về
Gặp nhau mừng như bão cát quay cuồng trời rộng
Bàn tay ta nắm nối tròn một vòng Việt Nam
(Nối Vòng Tay lớn)

Và ngay cả việc phối cảnh cho một bức tranh, TCS thường chỉ phác những nét chính đặc biệt nổI bật khiến người nghe thấy được và cảm nhận những gì ông muốn diễn tả. Cái hay là ông luôn dành chỗ cho trí tưởng tượng của người nghe. Thí dụ vài bức tranh sau đây cho thấy ông ngoài tài làm thơ còn là một họa sĩ có tài

-Cảnh người phu quét đường nghe tiếng đại bác quen thuộc mỗi đêm:
Đại bác đêm đêm dội về thành phố
người phu quét đường dừng chổi đứng nghe.
Đại bác đêm đêm tương lai rụng vàng
đại bác đêm đêm như kinh không mang lời nguyện
Trẻ thơ quên sống từng đêm nghe ngóng
(Đại Bác Ru Đêm)

-Cảnh Thu Hà Nội:
Hà Nội mùa thu, cây cơm nguội vàng, cây bàng lá đỏ,
nằm kề bên nhau, phố xưa nhà cổ, mái ngói thâm nâu.
(Nhớ Mùa thu Hà Nội)

-Trên đồi cao
Chiều đi lên đồi cao, hát trên những xác người
Tôi đã thấy, tôi đã thấy,
Bên khu vườn, một người mẹ ôm xác đứa con
(Hát Trên Những Xác Người)

-Trong quán đêm
Có chén rượu chờ trong quán đêm đêm.
Có những bạn bè xanh như người bệnh.
Có tiếng cười và tiếng khóc mênh mông.
Tôi như mọi người mong ngày sẽ tới.
Nhưng khi về lại thu mình góc tối.
Trong tôi rụng đầy bao nhiêu nụ cười.
(Bay Đi Thầm Lăng).

-Trong vườn hoang
Ngậm ngùi bước về , làn rơm theo gió
Lạnh lùng bốn bề , chiều phơi sắc máu
Mộ nào giữa vườn, cỏ tranh cao lấp
Một con bướm dại, vỗ cánh hững hờ
(Bước Ngậm Ngùi Về)

Bắt được những ý mỏng manh, mơ hồ nhưng đặc thù để diễn tả ý mình không phải là điều ai cũng làm được nhưng đối với TCS thì thật là dễ dàng:
Tiếng thì thầm từng đêm nhớ lại
Ngỡ chỉ là cơn say
Ðóa hoa vàng mỏng manh cuối trời
Như một lời chia tay.
(Như Một Lời Chia Tay)

Hòn đá lăn trên đồi
hòn đá rớt xuống cành mai
rụng cánh hoa mai vàng
chim chóc hót tiếng qua đời
(Ngẫu Nhiên)

Một trong những điều quan trọng của Hội Họa là Màu Sắc. Màu sắc trong lời ca TCS thì thật là phong phú.

Vài thí dụ:

-Màu Xanh:

trời làm cơn mưa xanh dưới những hàng me
(Tuổi Đời Mênh Mông)

Mười năm xưa đứng bên bờ dậu.
Ðường xanh hoa muối bay rì rào.
(Có một Dòng Sông Đã Qua Đời)

Trời xanh trong mắt em sâu
Mây xuống vây quanh giọt sầu
(Còn Tuổi Nào Cho Em)

Những mắt biếc cỏ non
Xanh cây trái địa đàng
(Những Con Mắt trần Gian)

Mùa xanh lá loài sâu ngủ quên trong tóc chiều
(Dấu Chân Địa Đàng)

Trên bước chân em âm thầm lá đổ
Chợt hồn xanh buốt cho mình xót xa
(Diễm Xưa)

-Màu trắng : Hạ trắng
áo trắng lung linh lộng gió trời cao,
ngẩn ngơ đàn bướm quay lui vườn đào
(Bến Sông)

gọi bờ cát trắng đêm khuya
(Biển Nhớ)

Bao nhiêu năm làm kiếp con người
Chợt một chiều tóc trắng như vôi
(Cát Bụi)

-Màu vàng:
Trong vườn mưa tạnh, tiếng nhạc hân hoan
Trăng vàng khai hội một đóa hoa quỳnh
(Đóa Hoa Vô Thường)

Có mặt đường vàng hoa như gấm
Có không gian màu áo bay lên
(Em Còn Nhớ Hay em Đã quên)

Trên cánh sen vàng ai biết được
Ngàn năm giọt nước có buồn không?
(Giọt nước Cành Sen)

Em qua công viên mắt em ngây tròn
Lung linh nắng thủy tinh vàng
(Náng Thủy Tinh)

Hồ Tây chiều thu, mặt nước vàng lay bờ xa mời gọi.
(Nhớ Mùa Thu Hà Nội)

-Màu Tím:
Có khi nắng khuya chưa lên mà một loài hoa chợt tím
(Chiều một mình qua phố)

Đầu sân hoa tím sầu đông
Bèo mang hoa tím về sông
(Đóa Hoa Vô Thường)

chiều tím loang vỉa hè
(Nhìn những Mùa Thu Đi)

-Màu Hồng : mưa hồng
Miệng môi hồng đỏ như lá hoa vông
(Ra Đồng Giữa Ngọ )

Nắng có hồng bằng đôi môi em
(Như Cánh Vạc Bay)

Đời vẽ tôi tên mục đồng,
Rồi vẽ thêm con ngựa hồng,
Từ đó lên đường phiêu linh ... 

(Chỉ có ta trong một Đời)

Mây qua mây qua môi em hồng nhạt
Chìm dưới cơn mưa một ngàn năm nữa
Mây qua mây qua môi em hồng vừa
(Chìm Dưới Cơn Mưa)

-Màu Linh Tinh:
Trong từng giọng nói có màu tàn phai
(Như Tiếng Thở Dài)

Tìm trong lá úa màu
(Còn Mãi Tìm Nhau)

Màu nắng hay là màu mắt em
Cỏ cây chợt lên màu nắng
(Nắng thủy Tinh)

Ngày ta yêu em màu lá thanh xuân
(Người Về Bỗng Nhớ)

Lời ru đã đen vành môi
(Lời Ru Đêm)

5)-Xử Dụng Những Chữ Hán Việt, Tôn Giáo, Chính Trị, Triết học ….hay cả những chữ … bình dân
Trong lời ca TCS nhiều chữ Hán Việt hay các chữ thuộc về Tôn Giáo, Chính Trị, Triết Học ….vv…được xử dụng một cách rất tự nhiên, không cầu kỳ, không gượng ép để mang đến một ý mới cho ngôn ngữ (Thí dụ các chữ Vô Thường, Hư không, Hư Vô là các chữ được dùng nhiều nhất, Xem phần Phật Giáo).

Bỏ mặc mưa về, bỏ chiều phai
Bỏ mặc hư vô, bỏ ngậm ngùi
(Em đi Bỏ Lại Con Đường)

Đêm xưa ra phố với người
Giờ đây xuống phố với ngày vô vi
(Lời ở Phố Về)

Tìm trong sương hồng, trong chiều bạc mệnh
Trăng tàn nguyệt tận chưa từng tuyệt vọng đâu em
Tìm trong vô thường có đôi dòng kinh, sấm bay rền vang
Bỗng tôi thấy em dưới chân cội nguồn
(Đóa Hoa Vô Thường)

Con mắt còn lại nhìn đời là không
Nhìn em hư vô nhìn em bóng nắng
Con mắt còn lại nhẹ nhàng từ tâm.
(Con Mắt Còn Lại)

Tìm nhau trong hạnh phúc vô thường
(Còn Mãi Tìm Nhau)

Trong cuộc bể dâu
Ôi trăm ngày phố xá
cũng trôi theo
Trong hội trần gian
Bao nhiêu ngày yêu dấu
Cũng không còn
(Còn Có Bao Ngày)

Trời đất kia có hay ta về
Một phố hồng một phố hư không

Ngày thu đông phố xưa nằm bệnh
Đàn chim non réo bên vườn hoang
(Có Nghe Đời nghiêng)

Tôi xin em năm ngón tay thiên thần
Trong vùng ăn năn, qua cơn hờn dỗi
Tôi tôi xin năm ngón tay em đi vào cô đơn.
(Lời Buồn thánh)

Điều mới mẻ là ông xử dụng cả điển tích như Dã Tràng hay Thúy Kiều:

Môi xinh ở trọ người xinh
Đi đứng ở trọ đôi chân Thúy Kiều
(Ở Trọ)

Không phải lúc nào TCS cũng dung những chữ bác học mà ông xử dụng luôn những chữ rất thông thường gần như bình dân nhưng qua nét bút của ông bỗng trở nên thơ mộng:


Miệng môi kia ốm o lời thề
(Có Nghe Đời Nghiêng)

ba trăm năm trước tôi là ai?
Là ai, là ai, vu vơ đất bồi,
em ngồi ngọn sóng mang thai
(Tôi Là Ai)

Đêm nghe gió thở dài
Đêm nghe tiếng khóc cười của bào thai
(Nghe Tiếng Muôn Trùng)

Vì gió đêm nay hát lời tù tội quanh đời
(Này em có nhớ)

Chờ cây non trên núi đầu thai

(Như Tiếng thở dài)

6)-Một Chút, Một Thoáng:
Như một nhà bếp nghề nghiệp khi chế các món ăn thường bỏ thêm một chút chất liệu gì riêng, một chút thôi, không nhiều lắm để tạo thành hương vị đặc biệt của món của mình; như người họa sĩ tài ba khi pha màu thường thêm thắc một chút màu này cộng một chút màu kia để tạo nên cái sắc đặc biệt, TCS cũng vậy trong các bối cảnh của các bức họa riêng, ông cũng thêm một chút hương hoa nào đó, một chút màu sắc nào đó….không nhiều, một chút thôi.

chút tình thoảng như gió vội...
(Như một lời chia tay)

chút nắng trong tiếng gà trưa...
(Em còn nhớ hay em đã quên)

Gặp nhau không nói không nụ cười
Chút tình dường như hiu hắt bay
(Có một Dòng Sông Đã Qua Đời)

tôi xin làm chút gió, mát thêm những bờ vai...
(Vì tôi cần thấy em yêu đời)

tóc nào hãy còn xanh, cho ta chút hồn nhiên...
(Ru ta ngậm ngùi),

chút lệ nhòa trong phút hôn nhau
(Bay đi thầm lặng)

Quỳnh hương một đóa thoáng hương thầm vườn đêm xao xuyến
(Chuyện Đóa Quỳnh Hương)

Tuổi nào vừa thoáng buồn áo gầy vai
(Còn tuổi nào cho em)

Trả lại thoáng hương thơm
(Đời Gọi Em Biết Bao lần)

một thoáng hương bay bên trời phố hạ
(Hoa Vàng mấy Độ)

thoáng gập ghềnh trên con đường mòn
(Như Một vết thương)

Em ra đi như thoáng gió thầm
(Tạ Ơn)

Thoáng trong lòng một nỗi buồn qua

(Về Thăm Mái Trường Xưa)

7)-Hình thức Thơ:
Lời nhạc của ông ngòai việc là ý thơ rất phong phú còn được ông tạo nó với hình thức là những bài thơ hoặc kết hợp nhiều lọai thơ với nhau trong một bản nhạc nên tự nó đã có nhạc điệu rồi.
Vài thí dụ:

a-Kết hợp thơ 3 chữ và 4 chữ: Mưa Hồng, Vàng Phai trước ngõ
Trời ươm nắng
Cho Mây Hồng
Mây qua mau ….
(Mưa Hồng)

b-Thơ 4 chữ:
Mẹ ngồi ru con, Hà Nội Mùa Thu, Một ngày mùa Đông, Thưở Bống là người, tiến thóai lưỡng nan, Tuổi Đá buồn
Trời còn làm mưa
Mưa rơi mênh mang
Từng ngón tay buồn
Em mang em mang
Đi về giáo đường
Ngày chủ nhật buồn
(Tuổi Đá Buồn)

c-Kết hợp 4 và 5 chữ: Tình Sầu

d-Thơ Năm Chữa: Nhìn những Mùa thu Đi, Thương một người, Một ngày như Mọi Ngày, Như Chim Ưu Phiền, Những Con Mắt Trần gian, Tình Nhớ

e-Thơ Bảy chữ: Đỏan khúc thu Hà Nội, Níu tay nghìn trùng

f-Thơ bảy chữ và lục bát : Hai Mươi mùa nắng lạ

g-Thơ tám chữ: Im Lặng Thở Dài, Người già em bé, Vườn XưaCũng sẽ chìm trôi, Tôi Đang Lắng Nghe
Nhật nguyệt trên cao ta ngồi dưới thấp
Một giòng trong veo sao lòng còn đục
Bầy vạc bay qua kêu mòn tịch lặng
Đường đời không xa sao ngồi gối chân . ..
(Cũng Sẽ Chìm trôi)

h-thơ Lục bát: Lời ở phố Ta về, Ở Trọ, Thiên Sứ bâng khuâng

i-Thơ mười chữ: Phúc âm buồn

j-Thơ Tự Do: Rơi Lệ Ru người, Tôi là ai

B)-CHẤT LIỆU:

Để tạo ra bức tranh nghệ thuật, TCS đã xử dụng các chất liệu sau đây, và những chất liệu này cũng là dấu ấn trong mọi tác phẩm của ông:

1)-Thiên nhiên: cây, cỏ, lá hoa, mặt trời, nắng, gió, mưa, bão, sông, biển, trăng, rừng, sỏi đá, núi non, suối, khói, sương, đỉnh cao, vực sâu… được xử dụng rất phong phú trong lời ca TCS. Thiên nhiên đốI với ông là bạn hữu, có sự đối thoại giữa ông và thiên nhiên, qua đó ta thấy tính nhân cách hoá của thiên nhiên được ông đặc biệt nhấn mạnh như việc ông "chuyện trò với lá cây" , "hôn một nụ hồng, hỏi thăm về giọt nắng" hoặc "đi trong sương mù, gọi cây lá vào mùa".

Vài thí dụ về chất liệu thiên nhiên trong lời ca của TCS:

-Dòng sông: là hình ảnh của thời gian qua, của cuộc đời, của người tình:
Rồi dòng sông . . . cũng miên man
Đưa người . . . về mộ phần
(Lời Của Dòng Sông)

Từng người tình bỏ ta đi như những dòng sông nhỏ
(Tình Xa)

Một dòng sông nước cuốn một cuộc tình không may
(T`inh Sầu)

-Biển:
Tình yêu như biển,
Biển rộng hai vai.
Tình yêu như biển,
Biển hẹp tay người lạc lối.
(Lặng lẽ nơi này)

Ngày mai em đi
biển nhớ tên em gọi về
gọi hồn liễu rũ lê thê
gọi bờ cát trắng đêm khuya
(Bien Nhớ)

-Hoa: là cái đẹp, là tuổi thanh xuân, là giấc mơ
Đầu sân hoa tím sầu đông
Bèo mang hoa tím về sông
(Góp lá Mùa Xuân)

Em đến bên đời hoa vàng một đóa
một thoáng hương bay bên trời phố hạ
(Hoa Vàng Mấy Độ)

Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui
Chọn những bông hoa và những nụ cười
(Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui)

Một chiều bỗng thấy hoa lan úa tàn
vườn chiều vừa mất dáng em 

(Một lần thóang Có)

Đóa hoa hồng
Vùi quên trong tay
Ôi đường phố dài
Lời ru miệt mài
Ngàn năm ngàn năm
(Tuổi Đá Buồn)


Còn gì đâu những đóa hoa hồng
Vì trái tim tội lỗi lưu vong
(Tưởng rằng đã Quên)


Tìm em tôi tìm mình hạc xương mai
Tìm trên non ngàn một cành hoa khôi
Từ đó ta là đêm
Nở đóa hoa vô thường ...
(Đóa Hoa Vô Thường)

-Nắng:
Nắng qua mắt buồn
Lòng hoa bướm say
Gọi nắng!
Cho cơn mê chiều
Nhiều hoa trắng bay
(Hạ trắng)

Có khi nắng khuya chưa lên mà một loài hoa chợt tím
(Chiều 1 mình qua phố)

-Đá:
Hòn đá lăn trên đồi
hòn đá rớt xuống cành mai
rụng cánh hoa mai vàng
chim chóc hót tiếng qua đời
(Ngẫu Nhiên)

Đá lăn, Vết lăn trầm
(Vết lăn Trầm)

-Trăng:
Từ trăng xưa là nguyệt lòng tôi có đôi khi
Tựa bông hoa vừa mọc hân hoan giây xuống thế (Nguyệt Ca)

-Rừng:
Rừng ơi hãy giữ cho bền nhé,
những cành hoa phai quá không đành.
(Vẫn Có em bên Đời)

Ta thấy em trong tiền kiếp với cọng buồn cỏ cây
Ta thấy em đang ngồi khóc khi rừng chiều đổ mưa
(Rừng Xưa đã khép)

-Thác:
Nhiều đêm thấy ta là thác đổ
Tỉnh ra có khi còn nghe
(Đêm thấy ta là Thác đổ)

-Mưa, Mây, Gió…:

Mưa là một bối cảnh rất phong phú trong lời ca TCS. Nhiều tâm trạng của cuộc đời ẩn dáng trong mưa: Hạnh Phúc, Tan Vỡ, Cô Đơn, Cái Chết ….vv.


Mưa vẫn mưa bay trên tầng tháp cổ
Dài tay em mấy thuở mắt xanh xao
Nghe lá thu mưa reo mòn gót nhỏ
Ðường dài hun hút cho mắt thêm sâu.
(Diễm Xưa)

Chìm dưới cơn mưa một ngàn năm trước
Mây qua mây qua môi em hồng nhạt
Chìm dưới cơn mưa một ngàn năm nữa
Mây qua mây qua môi em hồng vừa
(Chìm dưới cơn mưa)

Tiếng ca bắt nguồn từ đất khô
từ mưa gió từ vào trong đá xưa
(Dấu Chân Địa Đàng)

Em đứng lên gọi mưa vào Hạ
Từng cơn mưa từng cơn mưa
Từng cơn mưa mưa thì thầm dưới chân ngà
(Gọi tên 4 mùa)

Ôi tiếng hát xanh xao của một buổi chiều
Trời mưa, trời mưa không dứt
Ô hay mình vẫn cô lieu
(Lời Buồn Thánh)

Nghe mưa nơi nầy lại nhớ mưa xa
Mưa bay trong ta bay từng hạt nhỏ
(Một Cõi Đi Về)

Nay em đã khóc chiều mưa đỉnh cao
Còn gì nữa đâu sương mù đã lâu
Em đi về cầu mưa ướt áo
(Mưa Hồng)

Cơn mưa mùa hạ nồng nàn
Em đi tà áo phiêu bồng trời cao
Em sang từ nắng thủa nào
Hôm nay xin tặng mưa đầu mùa mưa.
Mưa như từng giọt rượu hờ
Đêm trong thành phố ai chờ chờ ai
Mưa thưa tựa áo lụa trời
Ôm quanh da thịt chân người người qua
(Mưa Mùa Hạ)

Màu nắng hay là màu mắt em
Mùa thu mưa bay cho tay mềm
(Nắng Thủy Tinh)

Nắng có còn hờn ghen môi em
Mưa có còn buồn trong mắt em
Từ lúc đưa em về
Là biết xa nghìn trùng
(Như Cánh Vạc Bay)

Có những giọt mưa khuya
Thường về thăm tóc rối
Có những giọt mưa khuya
Thương em nói nên lời
(Những Giọt Mưa Khuya)

Đôi khi có mưa giữa khuya hồn tôi bỗng vu vơ ...
(Rồi như Đá Ngây Ngô)

Thôi ngủ đi em, mưa ru em ngủ
(Ru Em Từng Ngón Xuân Nồng)

Ôi trái tim phiền muộn
đã vui lại một giờ
Như bờ xa nước cạn
đã chìm vào cơn mưa 

(Tình Nhớ)

Từng người tình bỏ ta đi như những dòng sông nhỏ
Ôi những dòng sông nhỏ lời hẹn thề là những cơn mưa...
(Tình Xa)

Trời còn làm mưa
Mưa rơi mênh mang
Từng ngón tay buồn
Em mang em mang
Đi về giáo đường
(Tuổi Đá Buồn)

Mưa lạnh lùng rơi rớt giữa đêm về
Nghe não nề...
Mưa kéo dài lê thê những đêm khuya
Lạnh ướt mi
(Ướt Mi)

Ta ôm tình nặng trĩu
Nghe quanh đời mưa bão,
(Yêu Dấu Tan Theo)

2)-Cảnh vật: lăng miếu, thành phố, vườn, chợ, gác nhỏ, nấm mộ, con đường…
-Con đường: là cuộc hành trình của đời sống,
Đường nào quạnh hiu tôi đã đi qua
Đường về tình tôi có nắng rất la đà
Đường thật lặng yên lòng không gì nhớ
Giật mình nhìn quanh ồ phố xa lạ
(Bên Đời Quạnh Hiu)

-Vườn :
Chào chiếc lá nằm giữa vườn hoang.
Gửi đâu đó một chút tình riêng.
(Vườn Xưa)


-Thành phố:
Một hôm bước qua thành phố lạ
Thành phố đã đi ngủ trưa
(Đêm thấy ta là thác đổ)

-Gác:
Chiều chúa nhật buồn
Nằm trong căn gác đìu hiu
(Lời Buồn Thánh)

3)-Ngày tháng: Đêm, Ngày, bốn mùa, chiều, cuộc đời, ánh sáng, bóng tối
Rồi mùa Xuân không về
Mùa Thu cũng ra đi
Mùa Đông vời vợi
Mùa Hạ khói mây
(Gọi Tên 4 Mùa)

4)-Cầm Thú: Vạt, ngựa, sâu, chim, đàn bò….
Ngựa buông vó người đi chùng chân đã bao lần
Nửa đêm đó lời ca dạ lan như ngại ngùng
Vùng u tồi loài sâu hát lên khúc ca cuối cùng
(Dấu Chân Địa Đàng)

Đàn bò tìm dòng sông
Nhưng dòng nước cạn khô
Đàn bò bỗng thấy buồn, bỗng thấy buồn
Rồi một hôm đứng mơ mây ngàn
(Du Mục)

5)-Người nữ: tóc, vai, dáng, áo, mi, tay, chân, tiếng hát, trái tim, tiếng cười, chân, mắt….
Nhân dáng về người nữ nhan nhản trong lời ca TCS. Ông không tả tỉ mỉ về người nữ nhưng chỉ phác họa về những nét chính mà ông muốn nhấn mạnh tới đốt tượng này, thí dụ đôi vai, bàn chân, mái tóc… Bởi vậy các nhân vật nữ của ông rất trừu tượng:

Thương nụ cười
mái tóc buông lơi
Mùa thu úa trên môi
Từng đêm qua ngõ tối
Bàn chân âm thầm nói
Lặng nghe gió đêm nay
Ngại ai buốt đôi vai
Bờ vai như giấy mới
Sợ nghiêng hết tình tôi
(Thương Một Ai)

Đôi khi thấy trong mắt em một bóng tối nhỏ nhoi
(Rồi Như Đá Ngây Ngô)

Gió sẽ mừng vì tóc em bay
Cho mây hờn ngủ trên trên vai
Vai em gầy guộc nhỏ
Như cánh vạc về chốn xa xôi
(Như Cánh Vạc bay)

Ta mang cho em một đóa quỳnh
Quỳnh thơm hay môi em thơm
Em mang cho ta một chút tình
Miệng cười khúc khích trên lưng
(Quỳnh Hương)

Ngón tay em dài nên mãi ru thêm ngàn năm
(Ru em từng ngón xuân nồng)

Dài tay em mấy thưở mắt xanh xao
(Diễm Xưa)

6)-Rượu:
Không cần là bác sĩ cũng biết rằng TCS thích rượu vì trong nhạc ông không thiếu men rượu, rượu cùng khắp. Nhìn đâu cũng thấy rượu. Có thể nói rượu chính là người bạn than thiết của ông. Vui cũng rượu, buồn cũng rượu …..

Phải chăng ông cũng như nhiều thi sĩ khác coi rượu là thú tiêu khiển chính của đời sống ?
("Thôi công đâu chuốc lấy sự đời, tiêu khiển một vài chun lếu láo" - Cao Bá Quát).


Xin cho tôi là thoáng rượu cay
(Xin Cho Tôi)

Với những cuộc tình bão tố lênh đênh.
Xin có một lần uống chén muộn phiền.
(Vườn Xưa)

Có ai đang về giữa đêm khuya,
rượu tàn phai dưới chân đi ơ hờ
(Nghe những Tàn Phai)
Mưa như từng giọt rượu hờ
Đêm trong thành phố ai chờ chờ ai
(Mưa Mùa Hạ)

Một chiều ngồi say, một đời thật nhẹ ngày qua 

(Một Cõi Đi Về)

Chén rượu cay một đời tôi uống hoài 

(Phôi Pha)
Có chén rượu chờ trong quán đêm đêm.
Có những bạn bè xanh như người bệnh. 

(Bay Đi Thầm Lặng)

Hai mươi năm ngục tù sẽ quên
hôm nay chén rượu nồng mừng uống
cho vui mẹ cho vui cha 

(Đồng Dao Hòa Bình)
Một người ngồi hai mươi năm
Cuộc buồn vui ly rượu đắng 

(Ngày Dài Trên Quê Hương)
Có ai đang về giữa đêm khuya,
rượu tàn phai dưới chân đi ơ hờ 

(Nghe những tàn phai)

Ngày về có xóm có làng thân yêu dân hai bên đường chào
Nhà nhà hút khói đêm thâu cơm mâm rượu bầu thủ đô đến thôn nghèo 

(Ngày Về)
Còn thấy gì sáng mai đây thôi ta còn bạn bè
Giọt rượu nào mãi chua cay trong tình vẫn u mê... 

(Tình Xa)

Với những thuyền buồm lớp lớp ra sông.
Xin có lời mừng giữa chén rượu nồng.
(Vườn Xưa)




TIẾP PHẦN HAI


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét